TRIỆU CHỨNG VIÊM TAI GIỮA TIẾT DỊCH Ở TRẺ

11/09/2020 | 2163 |
0 Đánh giá

Viêm tai giữa tiết dịch (VTGTD) là một bệnh lý “im lặng” của tai giữa, thường không có triệu chứng rõ ràng nên gây khó khăn cho chẩn đoán, hoặc chẩn đoán trễ để lại di chứng nghe kém. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Dịch tiết có ba loại: dịch trong, dịch nhầy và dịch mủ. Nếu không được điều trị đúng sẽ có di chứng nặng làm suy giảm chức năng nghe. Điều trị VTGTD gồm phương pháp điều trị nội khoa và điều trị phẫu thuật.

VIÊM TAI GIỮA TIẾT DỊCH THƯỜNG LÀ HẬU QUẢ CỦA:

- Viêm đường hô hấp trên gây tắc mũi, giảm thông khí và tạo áp lực âm trong tai giữa. Chất nhầy tích tụ ở vòm mũi họng, nhiễm trùng niêm mạc gây tắc nghẽn vòi nhĩ và nhiễm trùng tai giữa.

- Tắt vòi nhĩ là yếu tố quan trọng:

+ Tắc vòi nhĩ chức năng: vòi nhĩ bị xẹp kéo dài do tăng trở kháng, do cơ chế mở vòi nhĩ không hoạt động

+ Tắc vòi nhĩ cơ học: có thể xảy ra bên trong do hiện tượng viêm và phù nề thứ phát, hoặc ở bên ngoài do khối VA phì đại, u nang, u xơ, ung thư vòm mũi họng…

- Các nguyên nhân khác như: miễn dịch học, trào ngược dạ dày thực quản….

Viêm tai giữa tiết dịch còn gọi là viêm tai yên lặng, có đến 40-50% trẻ và bố mẹ không nhân thấy dấu hiệu đáng kể nào. Phụ huynh nên mang trẻ đi khám khi thấy trẻ nghe kém hoặc kém tập trung.

TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN VÀ CƠ NĂNG

  • Viêm tai giữa tiết dịch còn được gọi là viêm tai giữa im lặng, điều này đúng ở trẻ nhỏ.
  • Trẻ thường không có dấu hiệu toàn thân nên làm trễ chẩn đoán, chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ.
  • Trẻ nghe kém hay nghi ngờ nghe kém, thường kèm theo chậm nói.
  • Trẻ lớn: thấy khó chịu trong tai, đau tai ít hay có cảm giác đầy tai. Trẻ nhỉ thì biểu hiện bằng cách kéo tai. Một số trẻ có biểu hiện rối loạn thăng bằng.

DẤU HIỆU THỰC THỂ

- Dấu hiệu bất động màng nhĩ khi có bơm hơi là dấu hiệu có giá trị và quan trọng nhất trong chẩn đoán. Màng nhĩ cần đánh giá: vị trí phồng, co lõm, túi co lõm, màu sắc, độ di động,

- Nhĩ lượng đồ là phương tiện giúp đánh giá khách quan tình trạng của tai giữa mà không cần đòi hỏi trẻ phải hợp tác tốt lúc đo,

- Thính lực đồ: Điếc dẫn truyền ở mức độ nhẹ có thể là phát hiện đầu tiên của VTGTD, nhưng việc đo thính lực không phải là một phương pháp sàng lọc chính xác.

ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA

- Thuốc kháng sinh: rất cần để chống vi khuẩn, thống kê cho thấy đến 30-50 % dịch trong VTGTD khi đem cấy vi trùng cho kết quả dương tính,

- Thuốc kháng histamine, và chống dị ứng

- Thuốc làm co mạch thông mũi: vai trò chưa được giải thích rõ ràng tùy theo từng trường hợp,

- Thuốc corticoid toàn thân,

- Áp dụng nghiệm pháp valsava và thông vòi nhĩ

- Thuốc tan đờm….

ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA

- Trích rạch màng nhĩ kèm hay không kèm đặt ống thông nhĩ

- Nạo VA

- Điều trị các tắt nghẽn do u, nang khác

Với sự đầu tư về trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương xứng đáng là nơi tin cậy để Quý Khách hàng gửi gắm sức khỏe.

Để được tư vấn và đăng ký khám, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ SĐT: 1900.299.978 hoặc đăng ký khám trực tuyến qua Fan page Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương.


(*) Xem thêm:

Bình luận