Viêm V.A và những điều cần biết?

13/12/2022 | 1168 |
0 Đánh giá

VA là từ viết tắt tiếng Pháp “Végétations Adénoides”, hay còn gọi là hạnh nhân hầu. Đây là khối tổ chức bạch huyết hình tam giác nằm trong lớp dưới niêm mạc của nóc vòm và thành sau của vòm mũi họng, phía trên lưỡi gà và sau mũi.

Bình thường khi thở, không khí đi vào mũi => V.A => họng => phổi

V.A hoạt đọng mạnh nhất 2 tuổi. Từ 3 tuổi trở đi V.A nhỏ lại và teo vào lúc 12 tuổi. Ở trẻ nhỏ, những đợt viêm V.A do siêu vi (80%) là cần thiết để tạo kháng thể => thích ứng với môi trường.

 

Viêm V.A cấp tính

Triệu chứng toàn thân

Triệu chứng cơ năng: 

Triệu chứng thực thể:  nội soi mũi trước thấy hốc mũi đầy mủ nhầy, xuất tiết. Bề mặt V.a sung huyết. Khám họng: đỏ, nhầy mủ chảy từ mũi sau xuống. Khám tai: màng nhĩ có thể sung huyết và hơi lõm. Có thể sờ thấy hạch ở vùng góc hàm, hạch sưng và đau. 

 

Viêm V.A mạn tính

Triệu chứng thực thể: 

  • Soi mũi: thấy hốc mũi đầy mủ nhầy, xuất tiết. Niêm mạc mũi xoang sung huyết, bề mặt V.a nhầy. 
  • Soi tai: màng nhĩ lõm - ứ dịch hoặc sung huyết, đọng mủ.

 

Biến chứng của Viêm V.A

Biến chứng gần

» Viêm thanh khí phế quản: V.A có thể gây nên những cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm, cơn hen có thể xuất hiện sớm hơn và nặng hơn

» Viêm tai giữa: vi khuẩn theo vòi Eustachi vào hõm nhĩ.

» Viêm đường tiêu hóa: đau bụng đi ngoài ra nhầy nước.

» Viêm hạch gây áp xe (như hạch Gillette): áp xe thành sau họng ở trẻ nhỏ.

Biến chứng xa

» Thấp khớp cấp.

» Viêm cầu thận cấp

» Viêm ổ mắt

» Ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể: cơ thể bị biến dạng, lồng ngực bị dẹp và hẹp bề ngang, lưng cong hoặc gù, bụng ỏng đít teo. Luôn mệt mỏi lười biếng, buồn ngủ, kém thông minh, nguyên nhân do nghe kém và thở kém nên không đủ oxy.

Điều trị Viêm V.A 

Khi nào thì cần nào V.A

  • V.A viêm tái đi tái lại 5-6 lần/ năm
  • V.A gây biến chứng gần: viêm tai, viêm đường hô hấp, viêm hạch
  • V.A gây biến chứng xa: Viêm khớp cấp, viêm cần thận cấp,…
  • V.A quá phát ảnh hưởng đến đường thở
  • V.A thường được nạo cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thời gian hợp lí nhất là từ 18-36 tháng? 

 

Nạo V.A như thể nào?

Nạo V.A là một thủ thuật đơn giản nhằm lấy bỏ tổ chức V.A. Hiện này có nhiều phương pháp nạo V.A bằng La Force, La Moure, nội soi cắt hút bằng dao Plasma, Laser

 


(*) Xem thêm:

Bình luận