CHỈ SỐ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ BAO NHIÊU LÀ NGUY HIỂM?
TRONG LẦN KHÁM THAI ĐẦU TIÊN
Mẹ bầu có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được chỉ định thử đường huyết lúc đói, chỉ số HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.
- Nếu một trong các giá trị đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, đường huyết ngẫu nhiên > 11,1mmol/L, thai phụ được chẩn đoán là đái tháo đường lâm sàng.
- Đường huyết lúc đói từ 5,1 đến 7,0mmol/L, mẹ bầu được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ.
- Khi đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ sẽ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
VÀO TUẦN 24-28 CỦA THAI KỲ
- Nếu mẹ bầu có đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L sẽ phải thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose.
Cách thực hiện: Đầu tiên, các mẹ bầu được đo nồng độ glucose máu khi đói. Sau đó uống một lượng khoảng 75g glucose trong vòng 5 phút. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1-2 tiếng kể từ khi uống.
- Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L: thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
- Thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nếu đáp ứng một hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây:
- Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L
- Ở thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L
- Ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L
Nếu cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên, thai phụ hoàn toàn bình thường.
PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
Vận động thường xuyên:
Việc tập thể dục, vận động thường xuyên sẽ làm lượng đường điều chuyển đến các tế bào khác, hạn chế tồn tại trong máu. Các bà mẹ chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng, giữ nhịp tim không vượt trên ngưỡng 140 lần/phút. Với 30 phút luyện tập mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi tiểu đường, khắc phục triệu chứng đau lung, chuột rút…
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh:
Ăn uống là một trong những biện pháp phòng bệnh tiểu đường khi mang thai hiệu quả. Các mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn những loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo. Đặc biệt, nên ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Không bỏ bữa cũng như kiểm soát số lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Duy trì cân nặng ở mức ổn định:
Tăng cân quá nhiều có thể gây nên hiện tượng kháng insulin, vì vậy bạn cần lưu ý không để cho trọng lượng của cơ thể không quá nặng (mẹ và con không tăng trên 12-14 kg). Nếu cần thiết, bạn nên giảm cân trước khi mang thai đẻ quá trình thai kỳ khỏe mạnh, nhiều năng lượng và tự tin hơn.
Thường xuyên kiểm tra định kỳ:
Kiểm soát đường huyết ổn định HbA1c không quá 6,5, phòng tăng huyết áp, không được phù nề chân tay mặt... theo dõi kịp thời những biến động của cơ thể để có thể phòng ngừa và có biện pháp chữa bệnh tiểu đường thai kỳ phù hợp.
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý:
Cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ này cần được các mẹ bầu lưu ý. Trong thời gian thai nghén, bầu bì, bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế làm việc. Không những thế, tâm trạng phải luôn thoải mái, vui vẻ, không được mang tâm lý lo lắng, stress, buồn chán.
ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
Các mẹ bầu cần khám thai thường xuyên để được phát hiện, điều trị và tư vấn kịp thời nếu có vấn đề xảy ra với mẹ và bé. Tại Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương, các bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ chu kỳ mang thai, giúp mẹ bầu kiểm soát được hàm lượng đường trong cơ thể thông qua những xét nghiệm cần thiết và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương luôn cam kết “Trao bạn điều quý giá nhất.”
Để được tư vấn hoặc đặt lịch hẹn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ qua số Hotline: 0274.3855.997 hoặc Inbox vào Fanpage của Bệnh viện.
Xem thêm