THƯỜNG XUYÊN KHÁT NƯỚC CÓ PHẢI TRIỆU CHỨNG DẪN ĐẾN BỆNH KHÔNG?
Một số bệnh nhân có cảm giác khát nước thường xuyên và thắc mắc luôn khát nước là bệnh gì? Việc cảm thấy khát nước thường xuyên có thể là một dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe, nhưng không nhất thiết là triệu chứng duy nhất dẫn đến một bệnh cụ thể.
Bệnh đái tháo đường: Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả, dẫn đến mức đường trong máu cao. Khi mức đường trong máu cao, cơ thể cố gắng loại bỏ nhiều nước hơn thông qua việc tiểu tiện, điều này có thể gây ra cảm giác khát nước tăng lên.
Thiếu máu: Thiếu máu là trường hợp cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Tình trạng này có thể làm bẩm sinh hoặc do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu sắt, thiếu vitamin B12, chấn thương, xuất huyết,...
Đái tháo nhạt: Triệu chứng khát nước cũng chính là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh đái tháo nhạt do thận và thai kì. Đái tháo nhạt là do vùng hạ đồi - tuyến yên không thể tiết ra vasopressin - hormon chống bài niệu, do đó không có sự cô đặc nước tiểu ở thận. Điều này dẫn đến sự tăng thứ cấp độ thẩm thấu trong huyết thanh, gây kích thích khát và uống nhiều. Còn đái tháo nhạt do thận là vì thận giảm đáp ứng với vasopressin.
Tăng canxi huyết: Là tình trạng nồng độ canxi trong máu cao hơn mức bình thường. Tăng canxi máu gây triệu chứng khát nước nhiều, cảm giác uống bao nhiêu cũng không đủ, kèm theo đó là các biểu hiện như đi tiểu thường xuyên hơn, đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, đau xương, yếu cơ, cảm giác lú lẫn, mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn nhịp tim...
Nguyên nhân khác:
Thường xuyên khát nước cũng có thể xuất hiện khi bị mất nước do đổ mồ hôi trong khi tập thể dục và lao động, ăn quá mặn, ở trong môi trường nhiệt độ cao hoặc dùng một số thuốc khiến có thể phải tiết ra nhiều chất lỏng, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu.
Có thể do một số rối loạn tâm thần chẳng hạn như tâm thần phân liệt. Những người này bị khát nước quá mức dẫn đến uống nhiều nước và đi tiểu nhiều. Phụ nữ mang thai cũng có thể gặp phải tình trạng khát nước thường xuyên do mẹ bầu thường dễ bị nóng và đổ mồ hôi hơn, dẫn đến mất nhiều nước hơn.
Điều trị tình trạng khát nước thường xuyên như thế nào?
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng khát nước liên tục. Đối với người mắc bệnh đái tháo đường, mục đích chữa trị là để giảm lượng đường trong máu và duy trì đường huyết ở mức ổn định.
Bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh đái tháo nhạt bằng cách đơn giản là uống đủ nước. Biện pháp này là để giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc có tác dụng tương tự như hormone ADH của cơ thể để điều trị đái tháo nhạt. Những bệnh nhân bị khát nước thường xuyên do vấn đề về tâm thần có thể cần đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra tình hình sức khoẻ một cách tốt nhất. Đặt lịch hẹn để được tư vấn và trải nghiệm sự thuận tiện cũng như chất lượng mà dịch vụ của Bệnh viện Medic Bình Dương mang lại. Quý khách hàng cần biết thêm thông tin chi tiết có thể nhắn tin cho fanpage hoặc liên hệ trực tiếp số hotline 0915.045.115 để được tư vấn.
Xem thêm