CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

14/08/2020 | 2506 |
0 Đánh giá

Hạ đường huyết thường xảy ra với những người bị tiểu đường nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ ai, dù người đó đã rất cẩn thận trong việc kiểm soát đường huyết.

Bệnh thường gặp ở người bệnh tiểu đường đang được điều trị bằng cách bổ sung Insulin hay tự ý uống thuốc đặc trị tiểu đường không theo chỉ định của bác sĩ. Chứng hạ đường huyết có thể là tác dụng phụ trong quá trình điều trị các bệnh khác, do thiếu Hormone hoặc có khối u trong cơ thể.

 

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT LÀ GÌ?

Hạ đường huyết là một cụm từ dùng để chỉ sự giảm lượng đường trong máu dưới mức bình thường (đường ở đây muốn ám chỉ là loại đường glucoza và mức bình thường được quy định từ 3,9-6,4 mmol/lít).

Trong máu, đường glucoza được đưa đi đến khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tổ chức bảo đảm cho sự sống bình thường của con người. Glucoza là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ, khi đường huyết bị thấp hơn bình thường (hạ đường huyết) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người.

 

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT?

Các triệu chứng của hạ đường huyết do tiểu đường bao gồm run rẩy, chóng mặt, đau đầu, vã  mồ hôi và cảm thấy đói; tim đập nhanh, thị lực giảm, cáu gắt và da tái nhợt. Do đường cung cấp năng lượng cho cơ thể nên người bị hạ đường huyết thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Trong trường hợp đường huyết giảm đột ngột sẽ gây ngất xỉu, động kinh nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê.

 

 

NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

  • Hạ đường huyết do Insulin và thuốc hạ đường huyết uống

Hạ đường huyết là biến chứng gặp ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị bằng Insulin. Sự hấp thu Insulin giữa các lần tiêm ở một bệnh nhân rất khác biệt. Các yếu tố phối hợp có thể làm tăng nồng độ đỉnh huyết tương. Tăng Insulin tương đối còn gặp do giảm tính kháng Insulin khi bị nhiễm trùng hay phụ nữ có thai, hoặc do tăng nhạy cảm với Insulin (giảm cân hay vận động quá mức). Thay đổi loại Insulin trên một bệnh nhân không có sự giám sát của bác sỹ.

Hạ đường huyết do thuốc uống ít gặp hơn nhưng cũng có thể xảy ra.

Đặc biệt gặp ở bệnh nhân đang dùng Insulin hoặc thuốc hạ đường huyết bằng đường uống nhưng giảm khẩu phần hay lùi giờ ăn.

  • Gắng sức

Bệnh nhân đái tháo đường típ 1 thường có giảm đường huyết trong gắng sức.

  • Rượu

Rượu làm tăng nguy cơ hạ đường huyết do rượu làm ngăn cản quá trình tân tạo đường. Bên cạnh đó rượu làm mất hay lẫn lộn các triệu chứng cảnh báo hạ đường huyết. Người uống rượu thường không ăn và hay đi ngủ luôn sau đó nên khó để nhận biết tình trạng hạ đường huyết.

 

LÀM GÌ KHI BỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT?

 

 Ăn ngay một bữa ăn, uống nước hoa quả hoặc nước đường

 Báo ngay cho bác sỹ hoặc y tá điều trị bệnh của mình

 Kiểm tra và mang theo vài miếng đường khi đi ra khỏi nhà

 Thông báo bệnh đái tháo đường của mình với bạn bè, đồng nghiệp, người thân

 Phải kiểm tra đường huyết nếu cảm thấy ăn không ngon miệng hoặc ăn ít hơn thường ngày, hoặc vận động quá mức

 Hạn chế uống rượu, đặc biệt là uống rượu mà không ăn hoặc ăn ít

 Đối với phụ nữ lưu ý các ngày đến chu kỳ kinh nguyệt

 Luôn mang theo thẻ đái tháo đường, số điện thoại của bác sỹ của mình, số điện thoại của người thân bên mìnhNên tập thể dục thường xuyên và đúng bài bản.

 

Với sự đầu tư về trang thiết bị hiện đại, tâm huyết từ đội ngũ y bác sĩ với mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ, Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương xứng đáng là nơi tin cậy để Quý Khách hàng gửi gắm sức khỏe. Để được tư vấn và đăng ký khám, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ SĐT: 1900.299.978 hoặc đăng ký khám trực tuyến qua Fan page Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương: facebook.com/medicbinhduong


(*) Xem thêm:

Bình luận