TẦM SOÁT BỆNH VÕNG MẠC DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

05/01/2023 | 467 |
0 Đánh giá

Hàng năm, ở Mỹ có gần 5000 trường hợp mù lòa liên quan đến đái tháo đường típ 2. Bệnh võng mạc xuất hiện chỉ vài năm sau khi mắc bệnh và trên 40% người bệnh đái tháo đường típ 2 có tổn thương võng mạc ở các mức độ khác nhau sau 20 năm kể từ khi bệnh được phát hiện, trongđó 8% có nguy cơ mắc bệnh võng mạc đe dọa thị lực.

Các biểu hiện mắt khác của biến chứng mắt là liệt mắt, tổn thương giác mạc, glaucoma (cườm nước), đục thủy tinh thể. Biến chứng mắt phụ thuộc nhiều vào thời gian mắc bệnh và lượng đường máu.

Bệnh võng mạc đái tháo đường

 

Bệnh võng mạc tăng sinh với xuất huyết thủy tinh thể

Các dấu hiệu báo động biến chứng mắt:

Lưu ý và đi khám chuyên khoa mắt ngay khi có triệu chứng báo động như: nhìn mờ dai dẳng, đột nhiên bị mất thị lực 1 hoặc 2 mắt, xuất hiện những điểm đen hoặc những chấm sáng khi nhìn.

Để hạn chế biến chứng mắt đái tháo đường nên:

Kiểm soát tích cực đường máu, đồng thời cần điều trị tốt các tình trạng huyết ápcao, tăng mỡ máu, bệnh thận, thiếu máu.

Cần khám sàng lọc để tìm bệnh lý mắt ở người đái tháo đường bởi vì tổn thương mắt thường không có biểu hiện lâm sàng, khi đã có các dấu hiệu lâm sàng cũng là biểu  hiện muộn.

Khám tầm soát đáy mắt nên thực hiện 1-2 năm/lần. Nếu có bệnh lý võng mạc cần thực hiện  kế hoạch kiểm tra võng mạc mỗi 3, 4, 6, 12 tháng tùy mức độ  tổn thương của võng mạc.

Nên khám mắt để phát hiện các bất thường của mắt một cách sớm nhất:

Khuyến cáo lịch trình  khám mắt cho bệnh nhân đái tháo đường:

Tầm soát bệnh võng mạc do đái tháo đường là chiến lược hiệu quả để giảm nguy cơ mất thị lực tiến triển. 

Quản lý bệnh võng mạc đối với bệnh nhân đái tháo đường bao gồm: kiểm soát đường máu, mỡ máu, kiểm soát bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân. Khi phát hiện mắc bệnh võng mạc, bệnh nhân sẽ được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa chăm sóc mắt để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất. 

 


(*) Xem thêm:

Bình luận