CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA

07/07/2020 | 2819 |
0 Đánh giá

Viêm tai giữa là bệnh lý có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Điều đáng nói là nếu bị viêm tai giữa mà không chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm không chỉ ở tai, mà nguy hiểm hơn là biến chứng đối với não. Vì thế, phát hiện và điều trị kịp thời chính là cách tốt nhất giúp ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra.

VIÊM TAI GIỮA HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?.


Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ), thường có tạo dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Viêm tai giữa là một trong những bệnh thường gặp nhất, đứng hàng thứ hai sau viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp ở trẻ em, nhưng cũng không phải là hiếm thấy ở người lớn.


NGUYÊN NHÂN


•    Thường do viêm nhiễm như: viêm mũi họng, viêm xoang, viêm Amidan, viêm VA…
•    Ngoài ra còn có thể do chấn thương áp lực gây thủng màng nhĩ, nhét bấc mũi sau để quá lâu, viêm ở vòm mũi họng, thoái hóa đuôi cuốn mũi dưới dẫn đến tắc vòi nhĩ, thậm chí xì mũi không đúng cách cũng gây viêm tai giữa.


TRIỆU CHỨNG


•    Khởi đầu là đau tai, sau đó chảy nước tai và sức nghe giảm.
•    Ngoài ra có những dấu hiệu ít gặp khác như ù tai, chóng mặt (thường được phát hiện ở trẻ lớn), sốt, sưng sau tai, chán ăn và khó ngủ...


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ


•    Để phát hiện bệnh, người lớn và trẻ em cần được sự trợ giúp của bác sĩ trong chẩn đoán như dùng đèn soi tai có kính phóng đại (Otoscope); kính hiển vi soi tai và nội soi tai (Oto-Endoscope).
Khi được chẩn đoán bị viêm tai giữa, người bệnh sẽ được bác sĩ lựa chọn phương pháp thích hợp để điều trị. Các phương pháp phổ biến trong điều trị viêm tai giữa:
•    Phương pháp điều trị nội khoa: Kháng sinh uống là thuốc được chọn hàng đầu. Việc chọn lựa kháng sinh dựa trên kiến thức về vi khuẩn thường gặp trong viêm tai giữa. Lý tưởng nhất là dựa trên kết quả kháng sinh đồ cấy mủ tai.
•    Thời gian điều trị tối thiểu 8 ngày. Nếu màng nhĩ không thủng có thể dùng thuốc nhỏ tai, không nên bơm rửa. 
•    Một số trường hợp viêm tai nhưng trị kháng sinh không hiệu quả phải chích rạch màng nhĩ – đặt ống thông nhĩ Diabolo hay nạo VA (viêm amidan) được thực hiện nếu viêm tai giữa kèm với dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi VA phì đại. Nếu bệnh nhân có triệu chứng của đe dọa biến chứng và điều trị nội khoa tối ưu không mang lại kết quả khả quan, có thể cần đến phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.


Theo Ths. Bs. Phan Hiển (Chuyên khoa Tai-mũi-họng, Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương): “Bệnh viêm tai giữa hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm và không gây biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh và có phương án xử trí khoa học cũng như có sự theo dõi của bác sĩ. Một sức khỏe tốt, môi trường sống lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục đều đặn là phương thuốc phòng bệnh hiệu quả nhất.” 

Với sự đầu tư về trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương xứng đáng là nơi tin cậy để Quý Khách hàng gửi gắm sức khỏe. 
Để được tư vấn và đăng ký khám, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ SĐT: 1900.299.978 hoặc đăng ký khám trực tuyến qua Fan page Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương. 


(*) Xem thêm:

Bình luận