ĐÁI THÁO NHẠT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

18/09/2020 | 7589 |
0 Đánh giá

Đái tháo nhạt là một căn bệnh mãn tính xảy ra do sự suy giảm hormone ADH trong quá trình chuyển hóa nước của cơ thể, gây rối loạn cân bằng nước. Đây là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của bệnh nhân, tuy nhiên không quá nguy hiểm.

Người bệnh đi tiểu nhiều, vì tiểu nhiều nên rất khát và phải uống nhiều nước, điều này lại làm bệnh nhân đi tiểu liên tục,kể cả ban đêm. Nước tiểu thường không màu, không vị, tỷ trọng rất thấp, thậm chí giống như nước lã, nước tiểu không có đường.

 

ĐÁI THÁO NHẠT LÀ BỆNH GÌ?

Đái tháo nhạt là tình trạng rối loạn khả năng cân bằng nước trong cơ thể. Thận của bệnh nhân không còn khả năng giữ nước, gây ra triệu chứng tiểu nhiều. Vì vậy, bệnh nhân sẽ trở nên khát nước, muốn uống nhiều nước hơn, nước tiểu loãng hơn. Nếu bị đái tháo nhạt, bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng mất nước. Khi đó, nồng độ Natri và Kali trong máu trở nên mất cân bằng, tăng cao.

Đái tháo nhạt là bệnh ít gặp, tỷ lệ mắc bệnh là 1:25000 người. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng chủ yếu xảy ra ở người lớn. Hiện tượng đái tháo nhạt cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn phụ nữ mang thai.

NGUYÊN NHÂN

Đái tháo nhạt trung ương

Đái tháo nhạt trung ương còn được gọi là đái tháo nhạt do thần kinh, xảy ra khi vùng dưới đồi và tuyến yên bị tổn thương, làm giảm sản xuất và bài tiết ADH, giảm lượng ADH lưu hành trong máu. Vì ADH giúp thận cô đặc nước tiểu nên nếu lượng ADH tiết ra ít hơn thì nước tiểu thải ra khỏi cơ thể sẽ nhiều và loãng hơn. Nguyên nhân chủ yếu do:

    • Chấn thương đầu;
    • U lành tính hoặc u ác tính trong não hoặc tuyến yên;
    • Phẫu thuật não xung quanh tuyến yên hay vùng dưới đồi;
    • Mắc bệnh thiếu oxy não hoặc thiếu máu não nặng;
    • Đái tháo nhạt vô căn (các tế bào vùng dưới đồi bị tổn thương và dừng sản xuất ADH) do bệnh tự miễn gây ra;
    • Các bệnh nhiễm trùng: Viêm não và viêm màng não;
    • Gan nhiễm mỡ cấp ở người có thai;
    • Di truyền (hiếm gặp).

Đái tháo nhạt do thận

ADH vẫn được não bài tiết bình thường nhưng thận kháng lại tác dụng của ADH. ADH không thể làm cho thận cô đặc nước tiểu, dẫn đến hiện tượng cơ thể thải ra lượng lớn nước tiểu bị pha loãng (đa niệu), bệnh nhân khát nước và uống nhiều nước (chứng uống nhiều).

Đái tháo nhạt do thận rất hiếm gặp. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Nguyên nhân gây bệnh thận mạn tính;
  • Sử dụng một số loại thuốc như lithium với liều lượng quá cao;
  • Do di truyền (rất hiếm).

 

CÁC TRIỆU CHỨNG

  • Tiểu nhiều, 3 - 20 lít/ngày, có thể lên tới 40 lít/ngày;
  • Tiểu thường xuyên, thường cách nửa tiếng một lần trong cả ngày;
  • Thức dậy thường xuyên vào ban đêm để đi tiểu;
  • Cảm thấy khát dù uống nhiều nước, đặc biệt là nước lạnh;
  • Mất nước, nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân không uống đủ nước để bù vào lượng nước bị mất qua nước tiểu. Triệu chứng của mất nước gồm đau đầu, khô miệng lưỡi, khô da, chóng mặt, choáng, chuột rút, lơ mơ, bất tỉnh;
  • Mệt mỏi và giảm tập trung do thiếu ngủ vì phải thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm;
  • Cần phải dậy vào ban đêm để đi tiểu và tiểu dầm.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có đái tháo nhạt có thể có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây

  • Không giải thích được khuôn mặt hay không nguôi ngoai khóc.
  • Ướt tã bất thường.
  • Sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Da khô.
  • Tăng trưởng chậm.
  • Giảm trọng lượng.

Khi nhận thấy cơ thể của bạn hoặc của trẻ có các dấu hiệu của Đái tháo nhạt, cần đến ngay các trung tâm y tế để được bác sĩ khẩn cấp ngăn chặn tình trạng mất nước đồng thời tránh xảy ra các biến chứng như mất cân bằng điện giải, hạ huyết áp…

Với sự đầu tư về trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ có chuyện môn cao và kinh nghiệm lâu năm, từng công tác tại các bệnh viện lớn ở TPHCM và tỉnh Bình Dương, Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương xứng đáng là nơi tin cậy để Quý Khách hàng gửi gắm sức khỏe.

Để được tư vấn và đăng ký khám, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ SĐT: 1900.299.978 hoặc đăng ký khám trực tuyến qua Fan page Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương: facebook.com/medicbinhduong


(*) Xem thêm:

Bình luận