NHẬN BIẾT SỚM SUY TIM VÀ NGỪA ĐỘT QUỴ

18/09/2020 | 2238 |
0 Đánh giá

Suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp, có tỉ lệ mắc bệnh cao. Suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh liên quan đến tim mạch như tăng huyết áp, thiếu máu, tổn thương van tim… Bệnh suy tim mạn tính khó chữa khỏi, đe dọa tính mạng người bệnh bởi nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm.

SUY TIM LÀ GÌ?

Suy tim là tình trạng tim bị yếu, không thể bơm máu đi nuôi cơ thể một cách hiệu quả, khiến máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường. Suy tim là một hội chứng lâm sàng, có căn nguyên là sự bất thường ở cấu trúc hoặc chức năng tim nên bệnh có thể điều trị nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn.

 

4 CẤP ĐỘ SUY TIM (THEO HỘI TIM MẠCH HOA KỲ):

 

I

Suy tim tiềm tàng, có hoặc có ít triệu chứng, triệu chứng không rõ ràng. Người bệnh vẫn có thể vận động thể lực, sinh hoạt bình thường. Vì vậy, rất khó phát hiện bệnh.

II

Suy tim nhẹ, xuất hiện các triệu chứng như: hụt hơi, đau thắt ngực, khó khăn khi vận động. Các dấu hiệu chỉ thoáng qua.

III

Các triệu chứng suy tim xuất hiện nhiều hơn, giới hạn khả năng hoạt động. Đây là giai đoạn có dấu hiệu rõ ràng, thời điểm nhiều người bệnh thăm khám và điều trị.

IV

Suy tim nặng, khó thở, mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi. Người bệnh phải nhập viện thường xuyên

 

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SUY TIM

  • Khó thở: Nhanh nông, thường xuyên hoặc khi gắng sức, trường hợp suy tim cấp có thể khó thở dữ dội, co kéo và suy hô hấp nặng. Một số trường hợp có khó thở khi nói chuyện hoặc hoạt động nhẹ.
  • Phổi: Do sung huyết ở phổi nên nghe có tiếng ran ẩm ở đáy phổi. Nếu có phù phổi ran ẩm rất nhiều ở cả hai phổi.

  • Gan to, ấn hơi đau tức, ứ máu ngoại biên, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính.
  • Tim đập nhanh kể cả khi nghỉ ngơi, tiếng tim mờ, có tiếng ngựa phi, diện tim to, mạch nhanh, yếu.
  • Phù: có thể chỉ phù nhẹ ở mi mắt, đến phù to ở chi dưới. Một số trường hợp suy tim lâu không hồi phục có thể có cổ trướng.
  • Trụy mạch trong trường hợp nặng: người bệnh ở tình trạng vật vã, lo sợ hoặc lờ đờ, da xanh tái, đầu chi lạnh, nổi vân tím, mạch nhỏ hoặc khó bắt, huyết áp hạ dưới 50mmHg, đái ít.
  • Ho: Một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú ý của suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho thường nặng lên khi nằm.
  • Đái đêm: là do bài tiết dịch còn ứ lại trong ngày và tưới máu thận tăng lên trong tư thế nằm là một triệu chứng thường không đặc hiệu của suy tim.
  • Mệt mỏi: Những bệnh nhân suy tim nặng lâu ngày có thể xuất hiện toàn trạng suy mòn và tím tái. Ngoài ra bệnh nhân thường có dấu hiệu cường thần kinh giao cảm như lạnh đầu chi và vã mồ hôi…
  • Đau hạ sườn phải: những bệnh nhân suy tim phải có thể bị đau ở hạ sườn phải do ứ máu ở gan quá mức.
  • Dấu hiệu tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn do phù ruột và tưới máu đường tiêu hoá giảm…

 

ĐIỀU TRỊ SUY TIM

Mục đích của việc điều trị bệnh suy tim là làm chậm sự tiến triển của bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, nhập viện và tăng chất lượng sống của người bệnh.

Điều trị triệu chứng suy tim:

  • Dùng thuốc trợ tim, lợi tiểu, giãn mạch máu…theo sự chỉ định của bác sĩ.

Điều trị nguyên nhân gây suy tim:

  • Điều trị tốt các bệnh lý, nguyên nhân gây ra suy tim. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến suy tím chủ yếu liên quan đến các bệnh tim mạch.
  • Hở van tim sẽ tiến hành nong van tim (do hẹp) hay phẫu thuật thay van tim.
  • Bệnh động mạch vành cần nong + đặt stent.
  • Bệnh tim bẩm sinh phải phẫu thuật, can thiệp qua da…
  • Tăng huyết áp thì phải kiểm soát huyết áp.

Khi bệnh có nguy cơ xảy ra biến chứng, cần thực hiện song song giữa điều trị nguyên nhân và điều trị suy tim.

Dù là suy tim cấp 1, 2, 3 hay bệnh suy tim ở giai đoạn cuối thì bệnh nhân đều phải đối mặt với việc gặp phải các biến chứng không mong muốn. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy tim, các bệnh lý kèm theo trong quá trình điều trị. Cấp độ suy tim càng cao, rủi ro càng nhiều.

Suy tim có thể được kiểm soát tốt và chữa khỏi hoàn toàn trong một số trường hợp nếu được chẩn đoán và điều trị sớm.

Khi nhận thấy có các dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch, Quý Khách hàng cần đến gặp bác sĩ để được lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hầu hết các vấn đề về tim mạch có thể được điều trị bằng thuốc, can thiệp hay phẫu thuật sửa chữa, thay thế.

Tại bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương, ngoài các trang thiết bị mới phục vụ cho mục tiêu tầm soát bệnh lý tim mạch sớm, như Điện tâm đồ gắn, Siêu âm tim Doppler màu và nhiều thiết bị hiện đại khác, nhờ đó mang đến sự thoải mái tối đa cho khách hàng cũng như kết quả chính xác cao.

Người bệnh khi đến khám tại Medic Bình Dương sẽ được thăm khám trực tiếp bởi TS.BS. CKII Đỗ Thị Thu Hà (chuyên khoa Tim mạch), Phó Giám đốc chuyên môn - Trưởng khoa khám bệnh của Bệnh viện. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và điều trị các bệnh lý tim mạch, TS. Hà sẽ giúp cho người bệnh biết được chính xác kết quả đồng thời đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tùy vào tình trạng và triệu chứng của bạn, giúp bạn có một cuộc sống tốt đẹp hơn.


(*) Xem thêm:

Bình luận