ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG, THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

05/02/2020 | 10104 |
0 Đánh giá

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp trong số các bệnh lý về cột sống, là nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ,cột sống thắt lưng. Có nhiều cách cải thiện bệnh này nhưng đa số là nghiêng về bảo tồn mà vẫn đạt hiệu quả. Trong đó, phương pháp khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Đông y đến nay vẫn được nhiều người quan tâm.

 

NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM:

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra căn bệnh thoát vị đĩa đệm, trong đó có những yếu tố phố biến như:

  • Tuổi tác: Khi lớn tuổi, quá trình thoái hóa trong cơ thể diễn ra khiến các đĩa đệm bị bào mòn, mất nước, sụn khớp hư tổn, bao xơ vốn đã mòn yếu bị rách ra và nhân nhầy thoát ra ngoài.
  • Tư thế: Thói quen hàng ngày trong sinh hoạt và công việc đòi hỏi phải ngồi liên tục, thường xuyên cúi người, sai tư thế… sẽ gây áp lực lên cột sống và gây ra thoát vị đĩa đệm.
  • Chấn thương, lao động nặng: Va chạm, ngã hay chấn thương mạnh có thể khiến bao xơ bị rách đột ngột, gây thoát vị đĩa đệm.
  • Bẩm sinh, di truyền: Nghiên cứu cho thấy rằng nhiều người bẩm sinh đã có cơ địa cột sống yếu, dễ thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
  • Dư cân, báo phì: Thừa cân nặng làm cột sống phải gánh chịu trọng lực tương đối lớn dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm…

 

 

 

TRIỆU CHỨNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ĐIỂN HÌNH:

Bệnh thoát vị đĩa đệm có triệu chứng điển hình là những cơn đau buốt tại vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Các dấu hiệu gồm:

 

  • Đau lưng, cổ, đau vai gáy

Giai đoạn đầu khi đĩa đệm mới lệch khỏi vị trí, người bệnh chỉ thấy những cơn đau thoáng qua tại cột sống. Càng về sau thì cơn đau càng xuất hiện nhiều và liên tục, đau nhiều tại vị trí đĩa đệm thoát vị.

Cơn đau thường không đồng đều, có lúc âm ỉ, có khi đau buốt dữ dội. Đau tăng lên khi cúi lưng, ho, hắt hơi, khi vận động… giảm khi được nằm hoặc nghỉ ngơi.

 

  • Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm gây đau dọc từ hông đến chân

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ cảm nhận thấy cơn đau chạy dọc từ thắt lưng xuống đùi,xuống dưới cẳng chân. Cơn đau gây ra do khối thoát vị chèn lên dây thần kinh tọa..

 

  • Tê bàn tay, bàn chân

Ở giai đoạn nặng, khi khối thoát vị chèn ép lên các dây thần kinh, người bệnh sẽ có cảm giác bị tê ở bàn tay, bàn chân thường xuyên. Nhiều trường hợp cảm giác tê bì xuất hiện ở cả ngón tay và ngón chân, gây ngứa râm ran.

 

BIẾN CHỨNG CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM:

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý về xương khớp nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như:

  • Gây khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường gặp nhiều khó khăn trong việc cúi, xoay người, vươn người, đau đớn khi phải vận động, lao động nặng…
  • Rối loạn tiểu tiện: Khi các dây thần kinh thắt lưng bị khối thoát vị chèn ép, dễ dẫn tới tình trạng tiểu không tự chủ, bí tiểu.
  • Đau thần kinh tọa: Thoát vị đĩa đệm gây ra các cơn đau buốt thần kinh tọa chạy dọc đường đi của dây thần kinh, từ lưng lan xuống tận chân.
  • Teo cơ: Khi khối thoát vị chèn ép lên các tổ chức thần kinh tại chân, tay sẽ khiến máu không lưu thông được để nuôi dưỡng các cơ, dẫn tới teo cơ.
  • Rối loạn cảm giác: Bệnh tiến triển nặng gây ra triệu chứng tê bì tay chân quá mức, khiến người bệnh rối loạn cảm giác, không phân biệt được nóng lạnh, mất đi sự linh hoạt trong vận động tay, chân.
  • Liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến yếu liệt chân, tay.

 

 


CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THEO ĐÔNG Y:

Sử dụng thuốc Đông y điều trị thoát vị đĩa đệm:

Thuốc Đông y có thể hỗ trợ điều trị rất hiệu quả bằng cách uống trực tiếp hoặc giảm đau cho người bệnh bằng cách đắp thuốc hoặc xông hơi.

Biện chứng luận trị tùy theo thể bệnh mà có PHÁP và PHƯƠNG chữa khác nhau :

  • Bệnh thuộc thể Hàn thấp thì Pháp trị Khu phong tán hàn, lợi thấp thông kinh lac có Phương thuốc Độc hoạt ký sinh thang gia giảm.
  • Bệnh thuộc thể Thấp nhiệt thì Pháp trị Thanh nhiệt lợi thấp có Phương thuốc Gia vị Nhị Diệu tán gia giảm.
  • Bệnh thuộc thể Huyết ứ thì Pháp trị Hoạt huyết, thông ứ, lý khí trị đau có Phương thuốc Thận thống trục ứ thang gia giảm.
  • Bệnh thuộc thể Thận dương hư thì Pháp trị Bổ thận trợ dương có Phương thuốc Bát vị kiện cân…

Ngoài ra để đạt hiệu quả cao, trong thời gian sử dụng thuốc Đông y bệnh nhân cũng cần áp dụng các phương pháp châm cứu, xoa bóp - bấm huyệt, tập vật lý trị liệu nhằm tác động sâu vào vùng thoát vị.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách tập vật lý trị liệu:

Phương pháp vật lý trị liệu là một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng Tây y kết hợp Đông y được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện Y học cổ truyền.

Tập vật lý trị liệu có mục đích chính là cải thiện cơn đau, tăng cường sức khỏe xương khớp để bệnh nhân vận động linh hoạt. Người bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hay đốt sống lưng đều phải kiên nhẫn tập vật lý trị liệu khi đang điều trị bệnh. Đối với người cao tuổi, người biến chứng sau mổ thoát vị đĩa dệm đặc biệt chú trọng phương pháp này.

Xoa bóp – bấm huyệt điều trị  thoát vị đĩa đệm:

Cách chữa thoát vị đĩa đệm trong Đông y bằng xoa bóp – bấm huyệt tận dụng lực từ đôi tay để tác động vào các huyệt vị, từ đó kích thích lưu thông máu để phục hồi thể chất cơ bản. Phương pháp điều trị thoát vị này xuất hiện từ rất lâu đời và được áp dụng đối với hầu hết các bệnh nhân đang điều trị nội khoa, điều trị kết hợp với thảo dược.

Những huyệt chủ yếu được sử dụng khi điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là :

– Thận du: Huyệt nằm cách đốt sống thắt lưng L2 – L3 1,5 thốn ra phía ngoài.

– Khí hải du: Huyệt nằm cách đốt sống thắt lưng L3 – L4 1,5 thốn ra phía ngoài.

– Đại trường du: Huyệt nằm cách đốt sống thắt lưng L4 – L5 1,5 thốn ra phía ngoài.

_ Ủy Trung: Nằm ở giữa lằn kheo chân, khi trích huyết có thể làm giảm cơn đau lưng  cấp.

Châm cứu điều trị thoát vị đĩa đệm:

Châm cứu là liệu pháp quen thuộc dùng để chữa thoát vị đĩa đệm tại các phòng chẩn trị, phòng khám cũng như các bệnh viện Y học cổ truyền.

Kim châm vào các huyệt xung quanh cột sống, tại vị trí thoát vị đĩa đệm sẽ kích thích hệ cơ giãn nở.Các huyệt chủ từ xa cũng sẽ kích thích thần kinh vận động liên quan từ đó giảm các áp lực chèn ép lên hệ rễ thần kinh và giúp người bệnh giảm đau đớn.Khi được châm cứu, cơ thể người bệnh sẽ sản sinh ra endorphin giúp giảm đau tức thì.

Các huyệt thường sử dụng khi điều trị thoát vi đĩa đệm:

  • Cột sống cổ ( có đau tê cánh tay ) : Phong trì, kiên tỉnh, cự cốt, kiên ngung, khúc trì
  • Cột sống thắt lưng ( Có đau thần kinh tọa ): Thận du, khí hải du, đại trường du, hoàn khiêu, thừa phù, ủy trung, dương lăng tuyền, thừa sơn.

Ngoài ra còn có phương pháp Thủy châm, Cấy chỉ:

» Thủy châm là phương pháp sử dụng một số loại thuốc Tây y được chỉ định để tiêm vào huyệt vị bằng cách châm cứu dựa trên nguyên lý về thuyết kinh lạc, tạo ra kích thích hóa học rộng và mạnh mẽ, giúp điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả.

Một số loại thuốc Tây được sử dụng trong phương pháp thủy châm như: Thuốc thủy châm vitamin B12, vitamin B1,vitamin B6…

» Cấy chỉ là phương pháp sử dụng một đoạn chỉ catgut đưa vào huyệt vị , để tạo ra kích thích liên tục tại vị trí của huyệt vị đó. Thực chất cấy chỉ là phương pháp cải tiến từ phương pháp châm cứu, ứng dụng những tiến bộ của y học hiện đại trên cơ sở kế thừa nền tảng y lý của Y học cổ truyền.

 

 

Bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm:

Bệnh nhân điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y nếu muốn đạt hiệu quả hồi phục nhanh chóng cần kết hợp các bài tập hỗ trợ như : Suối nguồn tươi trẻ ( các động tác Yoga được chọn lọc), Dịch cân kinh.

 

( SẼ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN TẠI KHOA YHCT – PHCN BỆNH VIỆN ĐA KHOA MEDIC BÌNH DƯƠNG )

 

BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM TẠI KHOA YHCT – PHCN

BỆNH VIỆN ĐA KHOA MEDIC BÌNH DƯƠNG

 

1) Bệnh nhân Nguyễn Thị H.. , sinh năm 1979, địa chỉ xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Chẩn đoán Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C6-C7 và cột sống thắt lưng L4-L5, với triệu chứng đau mỏi vai gáy, tê nhức bàn tay, ngón tay và đau vùng thắt lưng kèm theo đau nhức chân phải khó đi lại.

Bệnh nhân điều trị tại phòng thuốc Thang khoa YHCT – PHCN với liệu trình đầu là 10 ngày uống thuốc thang và được hướng dẫn tập Dịch cân kinh. Sau tái khám triệu chứng tê nhức ngón tay,đau thắt lưng và chân giảm rõ nét. Bệnh nhân điều trị thêm 10 ngày và có phản hồi tích cực đồng thời cân nặng cũng được giảm 2-3kg. Tiếp tục điều trị thêm 15 ngày các triệu chứng ban đầu hết khoảng 80-90% và bệnh nhân chuyển qua phương pháp không dùng thuốc với những bài tập Dịch cân kinh, suối nguồn tươi trẻ và ăn uống nghỉ ngơi hợp lý theo sự hướng dẫn cuả bác sỹ.

2) Bệnh nhân Vũ Thị Ch…,  sinh năm 1988, địa chỉ phường Phú Thọ, Tp.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chẩn đoán Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L3-L4-L5 với triệu chứng đau vùng thắt lưng kèm theo tê nhức chân phải, đi lại khó khăn.

Bệnh nhân điều trị tại khoa YHCT – PHCN với liệu trình châm cứu, tập vật lý trị liệu và kết hợp uống thuốc thang 5 ngày. Sau tái khám lưng giảm đau, chân cũng bớt tê nhức nên tiếp tục liệu trình thêm 10 ngày và có phản hồi tích cực bệnh nhân chuyển qua phương pháp tự tập luyện và không dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sỹ.

3) Bệnh nhân Nguyễn Thị H…,  sinh năm 1976, địa chỉ phường Cam Nghĩa, Tp.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Hiện đang tu xuất gia tại Chùa ở quận Củ Chỉ, Tp.HCM. Bệnh nhân vào viện với triệu chứng đau cổ, vai gáy, khó ngủ, đau nhức đầu.

Bệnh nhân được tư vấn và điều trị tại khoa YHCT – PHCN với liệu trình uống thuốc thang và kết hợp châm cứu,tập vật lý trị liệu 5 ngày. Sau tái khám sắc mặt bệnh nhân hồng hào, tươi cười và triệu chứng ban đầu giảm đáng kể. Sau 10 ngày tiếp tục điều trị bệnh nhân được chuyển qua phương pháp tự tập luyện với bài Suối nguồn tươi trẻ theo hướng dẫn của bác sỹ.


(*) Xem thêm:

Bình luận