THỦY ĐẬU – CĂN BỆNH ĐE DỌA SỨC KHỎE CỦA TRẺ VÀO MÙA HÈ

16/06/2020 | 2926 |
0 Đánh giá

Trong những năm trở lại đâu, số trẻ mắc bệnh thủy đậu có xu hướng gia tăng với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh. Cộng thêm, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh dễ thành dịch, đặc biệt khi thời tiết oi bức mùa hè, nên nó đã và đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều gia đình có con nhỏ

THỦY ĐẬU LÀ GÌ?

Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn.

Đây là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, có thể xảy ra ở cả trẻ em (phổ biến hơn) và người lớn. Mùa hè thời tiết nóng ẩm là thời điểm bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Biểu hiện rõ rệt của thủy đậu là những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA THỦY ĐẬU

  • Virus Varicella Zoster lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Vì vậy mà đa số các trường hợp trẻ mắc bệnh đều do hít phải nước bọt khi ho, hắt xì hoặc tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước của người bị thủy đậu. 
  • Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể lây nhiễm trong vòng 1-2 ngày trước khi xuất hiện các nốt ban đỏ cho đến khi các mụn nước khô lại và bong tróc vảy.

TRIỆU CHỨNG

Thời kỳ ủ bệnh : Từ 14-17 ngày (thường không có triệu chứng lâm sàng).

Thời kỳ khởi phát : Khoảng 1 ngày, có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, trẻ nhỏ thường không chịu chơi, quấy khóc. Có trường hợp sốt cao 39- 40 độ C, trằn trọc mê sảng co giật, kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp trên.

Thời kỳ toàn phát (thời kỳ mọc ban):

  • Thoạt đầu là những ban dát màu đỏ, vài giờ sau thành nốt phỏng nước trong, rất nông như đặt trên mặt da, sau từ 24 đến 48 giờ ngả màu vàng, có hình cầu nổi trên mặt da 2mm. Ban mọc rải rác toàn thân kể cả chân tóc và trong miệng, hầu như không có ở lòng bàn chân, bàn tay.
  • Ban mọc 3-4 ngày một đợt, vì vậy trên một vùng da có thể thấy nốt ban ở các độ tuổi khác nhau.
  • Sau từ 4-6 ngày, nốt thuỷ đậu tự khô, đóng vảy màu nâu sẫm và bong ra sau một tuần, không để lại sẹo vĩnh viễn, trừ khi có loét và bội nhiễm
  • Biến chứng: Bệnh thủy đậu có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng xương, khớp.... nếu không được chữa trị kịp thời.

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU Ở TRẺ EM

  • Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát tại các nốt mụn nước, thủy đậu xuất huyết bên trong.
  • Trẻ bị viêm não, viêm màng não.
  • Nguy cơ mắc viêm phổi thủy đậu.
  • Biến chứng dễ gặp gồm viêm cầu thận cấp, viêm gan.
  • Viêm tai ngoài, tai giữa.
  • Bệnh zona thần kinh.
  • Viêm thanh quản.
  • Viêm võng mạc.

CÁCH XỬ TRÍ KHI TRẺ BỊ THỦY ĐẬU

Theo BS. CKI Vương Huỳnh Diễm Trang (Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương): “Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh thủy đậu, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất. Điều này góp phần không nhỏ vào hiệu quả điều trị, tránh được các biến chứng nguy hiểm và giúp trẻ phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý quan trọng là trong điều trị thủy đậu, chỉ nên bôi xanh methylen khi nốt phỏng nước đã bị vỡ.”

Lịch làm việc BS. CKI Vương Huỳnh Diễm Trang:

07h00-12h00: Thứ 2

07h00-16h00: Thứ 3,4,5,6

Với sự đầu tư về trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương xứng đáng là nơi tin cậy để Quý Khách hàng gửi gắm sức khỏe. Để được tư vấn và đăng ký khám, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ SĐT: 1900.299.978 hoặc đăng ký khám trực tuyến qua Fan page Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương.


(*) Xem thêm:

Bình luận