PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM.

28/05/2019 | 1693 |
0 Đánh giá

Số ca tử vong ở trẻ nhỏ tăng lên theo mỗi năm vì căn bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em đã và đang trở thành mối lo của nhiều bậc cha mẹ. Tìm hiểu rõ về triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em để biết cách phòng bệnh và điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết là gì?

_ Sốt xuất huyết là tình trạng sốt cấp tính do virus Dengue gây ra, được truyền cho người qua vết đốt của trung gian muỗi vằn Aedes aegypti mang virus, với đặc trưng là sốt cao đột ngột, đau mỏi, phát ban xuất huyết.

 

 

_ Sau khi hút máu người mang virus Dengue từ 4-10 ngày, muỗi bắt đầu truyền bệnh sốt xuất huyết cho đến hết đời sống của chúng. Muỗi cái nhiễm virus Dengue còn chứa virus trong buồng trứng và truyền virus cho lăng quăng và các thế hệ muỗi kế tiếp. Những virus này có mối quan hệ với virus West Nile và virus sốt vàng.

Các triệu chứng của bệnh Sốt xuất huyết.

  • Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, liên tục kéo dài từ 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
  • Đau đầu, đau hốc mắt, đau nhức các cơ, khớp.
  • Chán ăn, mệt mõi, buồn nôn, đau bụng.
  • Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng hoắc chảy máu cam, vết bầm tím chỗ tiêm, tiểu ít, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

_ Theo Bộ Y tế Việt Nam, tùy theo mức độ nặng nhẹ, sốt xuất huyết chia làm 4 độ khác nhau.

  • Độ I: Sốt kéo dài 2-7 ngày kèm theo các dấu hiệu như nhức đầu, đau người, chân tay nhức mỏi.
  • Độ II: Như độ I nhưng kèm theo có những nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ, mí mắt.
  • Độ III: Có sốt kèm theo dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹt mạch nhanh, yếu, da lạnh, người bứt rứt vật vã, sốc.
  • Độ IV: Sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, chân tay lạnh.

_ Để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết, lương y Bùi Hồng Minh cho biết có thể dựa vào các yếu tố lâm sàng, đặc biệt chú ý trong 3 ngày đầu tiên.

+  Ngày 1: bệnh nhân sốt cao, đột ngột liên tục, sốt không sợ lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau.

+  Ngày 2: bệnh nhân tiếp tục sốt cao liên tục. Có thể tìm các nốt sốt xuất huyết trên cơ thể như dưới da, trên bụng, tay chân, mi mắt, cổ,… Nếu không thấy các nốt  xuất huyết, ta có thể làm thủ thuật dấu hiệu thắt dây dương tính nghĩa là lấy máy đo huyết áp đo cho người bệnh, sau đó để ở khoảng cách trung bình giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu giữ trong 5 phút. Khi bỏ dây thắt đo huyết áp ra nếu thấy có 5 nốt chấm xuất huyết trên 1 cm2 của da tại vị trí dây thắt đo huyết áp, ta xác định bệnh nhân đó bị sốt xuất huyết.

+  Ngày 3: nếu có các dấu hiệu xuất huyết trở nên rõ ràng, bệnh nhân vẫn còn sốt cao, ngoài ra có thể chảy máu mũi, chân răng, kinh nguyệt ở phụ nữ ra bất thường, cảm giác khó chịu, đau bụng,… Nếu qua xét nghiệm thấy khối lượng hồng cầu tăng 10-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3, trên 90% khả năng bệnh nhân đã mắc sốt xuất huyết.

+ Ngày thứ 4-5: bệnh nhân sẽ có triệu chứng rõ nhất là còn sốt, có các dấu hiệu sốt huyết ở niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới  màng tiếp hợp, đi tiểu ra máu, phụ nữ kinh nguyệt sớm kỳ, kéo dài, có thể xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đại tiện ra máu. Khi có triệu chứng sốt xuất huyết tiêu hóa là bệnh thường diễn biến nặng.

Biện pháp phòng chống Sốt xuất huyết.

_ Hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa hiêu quả đối với sốt xuất huyết. Có thể phòng ngừa bằng cách không để muỗi đốt theo các cách sau đây:

 

  • Mặc quần áo rộng, quần dài, áo dài
  • Ngủ trong màn, kể cả ban ngày
  • Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, vợt điện diệt muỗi.
  • Dọn dẹp, phát quang môi trường xung quanh thường xuyên, vì muỗi lây truyền sốt xuất huyết thường sống trong các vũng nước đọng, bụi cây, góc tối.

(*) Xem thêm:

Bình luận