THIẾU MÁU CƠ TIM MẠN TÍNH

01/06/2023 | 3298 |
0 Đánh giá

Thiếu máu cơ tim mạn tính là tình trạng động mạch cung cấp máu cho tim (động mạch vành bị hẹp lại do xơ vữa(nguyên nhân hàng đầu), do co thắt hay do có cầu cơ vắt ngang qua động mạch). Thiếu máu cơ tim mạn tính thường gây ra đau ngực cho bệnh nhân đặc biệt khi gắng sức, làm hạn chế chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tỷ lệ đau ngực gia tăng theo tuổi ở cả hai giới, tuổi 45–64 (5–7% ở nữ, 4–7% ở nam) đến tuổi 65–84 (10–12%: nữ,12–14%: nam). Tỷ lệ tử vong dao động 1.2–2.4% mỗi năm.

ThS.BS Nguyễn Anh Tuấn

 

Biểu hiện:

Các dấu hiệu nghi ngờ bệnh động mạch vành

  1. Đau nhói ngực vùng sau xương ức, cảm giác cứng hai hàm hoặc tê tay trái
  2. Đau như có vật nặng đè lên ngực
  3. Khó thở hoặc đau ngực khi làm các công việc thường ngày
  4. Thở mệt khi đi lại trong nhà
  5. Đau ngực hoặc khó thở khi leo một hoặc hai tầng lầu

 

 

2. Điện tâm đồ (ECG): Có thể nhận ra bằng dấu hiệu sóng “T” âm, sâu, đối xứng

 


Hình 1: Hình ảnh chụp động mạch vành (hẹp nhánh liên thất trước)tương ứng với điện tâm đồ với sóng “T” âm ở chuyển đạo trước ngực V1-V6

 

 


Hình 2: Hình ảnh chụp động mạch vành phải hẹp tương ứng với điện tâm đồ với sóng “T” âm ở chuyển đạo DII, DIII, aVF

 

ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ CAO CỦA BỆNH LÝ THIẾU MÁU CƠ TIM

  • TUỔI: NAM TRÊN 50 TUỔI, NỮ TRÊN 55 TUỔI
  • ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • HÚT THUỐC LÁ
  • TĂNG LIPID MÁU
  • BÉO PHÌ

CHẨN ĐOÁN:

Dựa vào triệu chứng đau ngực kết hợp với tuổi chúng ta sẽ dự đoán được khả năng mắc bệnh động mạch vành. Từ đây, chọn lựa phương pháp chẩn đoán phù hợp cho người bệnh

 

 

Đau thắt ngực điển hình

Đau thắt ngực không điển hình

Tuổi

Nam

Nữ

Nam

Nữ

30-39

59

28

29

10

40-49

69

37

38

14

50-59

77

47

49

20

60-69

84

58

59

28

70-79

89

68

69

37

>80

93

76

78

47

Trong bảng: Các số màu đỏ nghĩa là khả năng mắc bệnh động mạch vành cao

Nếu khả năng mắc <15%: không cần chụp động mạch vành, tìm các nguyên nhân gây đau ngực khác.

Nếu khả năng mắc từ 15-85%: sử dụng các phương pháp không xâm lấn như chụpCT scan động mạch vànhhay nghiệm pháp gắng sức

Nếu khả năng mắc >85%: chụp động mạch vành bằng phương pháp  xâm lấn.

a. Nghiệm pháp gắng sức: Bằng sự gia tăng mức hoạt động  của cơ tim khi gắng sức bằng chạy trên thảm lăn hay đạp xe đạp. Các bác sĩ tim mạch có thể gián tiếp phát hiện bệnh động mạch vành đồng thời phân loại nguy cơ cho bệnh nhân. Độ nhạy (khả năng phát hiện): 45-50%, độ chính xác (độ đặc hiệu): 85-90%.

b. CT san động mạch vành: Bằng cách tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch ở ngoại biên, sau đó tiến hành chụp động mạch vành ở thì động mạch. Bác sĩ sẽ quan sát được hình ảnh của động mạch vành. Phương pháp này đơn giản, không nằm viện, chi phí thấpan toàn. Độ nhạy (khả năng phát hiện): 95-99%, độ chính xác (độ đặc hiệu): 64-83%.

c. Chụp mạch vành qua da (Chụp mạch vành bằng Máy Chụp Mạch Số Hóa Xóa Nền-DSA): Đây là “tiêu chuẩn vàng” chẩn đoán bệnh động mạch vành.

Bằng cách đưa một ống thông qua động mạch ở cổ tay hoặc đùi, bác sĩ sẽ bơm trực tiếp thuốc cản quang vào động mạch vành,từ đó quan sát được rõ giải phẫu, góc độ,đánh giá chính xác mức độ hẹp và tính chất của mạch máu(vôi hóa hay không). Hẹp động mạch vành >70% sẽ gây ảnh hưởng đến dòng máu nuôi cơ tim

Với sự tiến bộ về trang thiết bị cùng kỹ năng của nhân viên y tế. Kỹ thuật chụp động mạch vành qua da được tiến hành nhanh hơn (thời gian thao tác trên bệnh nhân trung bình khoảng 2 phút), đơn giản và an toàn hơn (tỷ lệ biến chứng khoảng 1/10.000)

 

Bảng đánh giá nguy cơ bệnh động mạch vành theo tuổi và giới

 

 

 

Đau thắt ngực điển hình

Đau thắt ngực không điển hình

Tuổi

Nam

Nữ

Nam

Nữ

30-39

59

28

29

10

40-49

69

37

38

14

50-59

77

47

49

20

60-69

84

58

59

28

70-79

89

68

69

37

>80

93

76

78

47

 

 

BỆNH NHÂN CẦN TẦM SOÁT BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH KHI CÓ:

 

  • ĐAU NGỰC (HOẶC KHÓ THỞ) VÙNG SAU XƯƠNG ỨC.
  • HẠN CHẾ KHẢ NĂNG GẮNG SỨC : LEO 1 HOẶC 2 TẦNG LẦU, ĐI    BỘ < 200M THẤY ĐAU NGỰC (KHÓ THỞ).
  • BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, > 40 TUỔI
  • ĐIỆN TÂM ĐỒ: SÓNG T (-) HOẶC SÓNG “Q” SÂU Ở NHIỀU CHUYỂN ĐẠO
  • SIÊU ÂM TIM: GIẢM VẬN ĐỘNG CÁC THÀNH TIM HOẶC SUY TIM (EF<50%)

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. ESC guidelines on the management of stable coronary artery disease (2020). 

    2. Nguyễn Lân Việt (2003). Thực hành bệnh tim mạch.Nhà xuất bản y học, tr.17

 

 

 

 


(*) Xem thêm:

Bình luận