CẮT POLYP ĐẠI TRÀNG BẰNG NỘI SOI: PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ & AN TOÀN NHẤT HIỆN NAY
Polyp đại tràng là những khối tế bào nhỏ hình thành bên trong lòng đại trực tràng, còn được gọi là ruột già. Chúng có hai dạng chính: polyp tăng sản lành tính và polyp tuyến – loại có nguy cơ tiến triển thành ung thư trong tương lai. Vì hầu hết các trường hợp không có triệu chứng rõ rệt, việc phát hiện bệnh thường gặp nhiều khó khăn.
CẮT POLYP ĐẠI TRÀNG LÀ GÌ?
Cắt polyp đại tràng là một thủ thuật nhằm loại bỏ các khối polyp phát triển bên trong lòng đại trực tràng. Hiện nay, phần lớn trường hợp có thể can thiệp qua nội soi đại tràng, chỉ một số ít cần đến phẫu thuật.
Tùy thuộc vào loại polyp, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp loại bỏ phù hợp:
- Cắt polyp trong lúc nội soi: Bác sĩ sử dụng kìm hoặc thòng lọng (snare) để loại bỏ polyp. Với những polyp lớn hơn 2cm, một loại dung dịch sẽ được tiêm vào dưới polyp để nâng lên, cô lập khỏi các mô xung quanh trước khi cắt bỏ, giúp tăng hiệu quả và an toàn.
- Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu: Trường hợp polyp quá lớn hoặc không thể loại bỏ an toàn qua nội soi, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nội soi bằng cách đưa các dụng cụ vào ổ bụng để cắt bỏ đoạn ruột có polyp.
- Cắt bỏ đại tràng: Những bệnh nhân có hội chứng polyp tuyến gia đình (FAP) – tình trạng di truyền làm tăng nguy cơ ung thư – có thể phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng để ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển.
Mục tiêu của việc cắt polyp đại tràng không chỉ là loại bỏ hoàn toàn tổn thương mà còn xác định liệu polyp có dấu hiệu ung thư hay không. Dựa trên kết quả phân tích, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và theo dõi phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe người bệnh.
KHI NÀO NÊN CẮT POLYP ĐẠI TRÀNG?
Việc quyết định khi nào cần cắt polyp đại trực tràng phụ thuộc vào loại polyp, số lượng, kích thước và vị trí của chúng. Cụ thể:
- Nhóm 1: Polyp tăng sản nhỏ – Nếu polyp có kích thước dưới 5mm và nằm ở đại tràng bên trái hoặc trực tràng, người bệnh có thể không cần cắt do chúng không có nguy cơ tiến triển thành ung thư.
- Nhóm 2: Polyp tuyến – Đây là loại polyp có tiềm năng ác tính, nên cần được cắt bỏ càng sớm càng tốt.
Nếu số lượng polyp ít, bác sĩ có thể chỉ định cắt polyp qua nội soi trong một lần.
Nếu polyp xuất hiện nhiều, mỗi lần cắt khoảng 5 – 10 polyp để đảm bảo an toàn.
Trường hợp nghiêm trọng, khi có hàng trăm polyp dọc theo khung đại tràng, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật cắt đoạn đại tràng để ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Việc cắt polyp không chỉ giúp loại bỏ nguy cơ tiến triển thành ung thư mà còn giúp bác sĩ theo dõi và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU CẮT POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG
Sau khi thực hiện cắt polyp đại trực tràng, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi:
- Sau nội soi gây mê, người bệnh không tự điều khiển phương tiện giao thông, cần có người nhà đi cùng hỗ trợ.
- Tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế nguy cơ biến chứng.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng hoặc vận động nhiều để vết thương hồi phục tốt.
Chế độ ăn uống hợp lý:
- Ưu tiên thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa.
- Chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Uống nhiều nước để duy trì sự cân bằng trong cơ thể.
- Tăng cường rau củ để bổ sung chất xơ, giúp làm mềm phân, tránh táo bón.
- Tránh thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ để hạn chế kích ứng đường tiêu hóa.
- Tránh rặn khi đại tiện để không tạo áp lực lên đại tràng.
Không sử dụng thuốc ảnh hưởng đến chức năng máu như aspirin, ibuprofen, naproxen trong hai tuần sau khi nội soi, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.
Ngoài ra, việc theo dõi sức khỏe định kỳ là rất quan trọng. Người bệnh có polyp đại tràng cần tái khám và nội soi lại tùy vào số lượng, kích thước, loại polyp cũng như tiền sử gia đình. Khoảng thời gian lặp lại nội soi có thể từ 1 – 10 năm theo khuyến cáo của bác sĩ. Đặc biệt, người thân của bệnh nhân trên 45 tuổi nên chủ động kiểm tra đại tràng tại các cơ sở y tế uy tín để tầm soát sớm nguy cơ polyp và ung thư đại trực tràng.
CẮT POLYP ĐẠI TRÀNG CÓ ĐAU KHÔNG?
Trong quá trình cắt polyp đại tràng, bác sĩ sẽ gây mê nên người bệnh không cảm thấy đau. Đây là một thủ thuật an toàn, ít xâm lấn và không ảnh hưởng nhiều đến mô lành xung quanh. Sau thủ thuật, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau, nhưng cơn đau (nếu có) thường nhẹ và biến mất sau vài ngày.
CẮT POLYP ĐẠI TRÀNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Cắt polyp đại tràng qua nội soi là một phương pháp an toàn, biến chứng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên lựa chọn thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín với bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.
POLYP ĐẠI TRÀNG CÓ NÊN CẮT KHÔNG?
Nếu được chẩn đoán có polyp đại tràng, người bệnh nên thực hiện cắt polyp theo chỉ định của bác sĩ. Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ đánh giá tổn thương, tuổi tác, bệnh lý kèm theo và nguy cơ khi can thiệp để đưa ra quyết định phù hợp.
CẮT POLYP ĐẠI TRÀNG CÓ MỌC LẠI KHÔNG?
Mặc dù tỉ lệ tái phát thấp, nhưng polyp có thể xuất hiện trở lại, đặc biệt là những polyp lớn hoặc nằm ở vị trí khó tiếp cận. Do đó, người bệnh nên tái khám định kỳ và lựa chọn điều trị tại cơ sở y tế có đội ngũ chuyên môn cao cùng thiết bị hiện đại để giảm nguy cơ tái phát.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG SAU KHI CẮT POLYP ĐẠI TRÀNG
Sau khi cắt polyp, nếu không có dấu hiệu bất thường như đau bụng hay chảy máu, người bệnh có thể ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo loãng, cơm nhão. Trong vòng 10 – 15 ngày đầu, cần tránh các thực phẩm có màu đỏ, đen như tiết canh để không ảnh hưởng đến kết quả theo dõi.
Những thực phẩm cần kiêng sau khi cắt polyp đại tràng:
- Gia vị cay, thực phẩm có chất bảo quản (đồ muối chua, thực phẩm chế biến sẵn).
- Đồ uống có cồn và chất kích thích (rượu, bia, trà, cà phê).
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, khó tiêu như món chiên, nướng.
- Chất béo từ động vật do có thể gây khó tiêu và ảnh hưởng đến đường ruột.
Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ quá trình hồi phục và giảm nguy cơ tái phát polyp. Liên hệ trực tiếp qua số hotline 0915.045.115 hoặc truy cập trang web https://medicbinhduong.vn/ để được tư vấn.
Xem thêm