TRẺ EM BỊ HO DO TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Trào ngược dạ dày ở trẻ em kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tình trạng này thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp như cảm cúm, viêm phổi… Để giúp các bậc phụ huynh nhận diện đúng và phân biệt trào ngược dạ dày gây ho với những bệnh lý khác, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết.
TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY GÂY HO Ở TRẺ EM LÀ GÌ?
Trào ngược dạ dày gây ho ở trẻ em xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, kích thích cổ họng và gây ra các cơn ho. Hiện tượng này có thể xảy ra ở trẻ em, bao gồm cả trẻ sơ sinh, và thường kéo dài. Ho do trào ngược dạ dày thường xuất hiện sau khi ăn, đặc biệt khi trẻ nằm xuống.
Việc phát hiện và điều trị sớm trào ngược dạ dày gây ho ở trẻ là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, điều chỉnh tư thế khi ăn, và trong một số trường hợp, trẻ cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
NGUYÊN NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY GÂY HO Ở TRẺ EM
Trào ngược dạ dày có thể gây ra tình trạng ho kéo dài và liên tục. Nguyên nhân chủ yếu là do axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, gây kích thích và dẫn đến ho. Một số giả thuyết cho rằng ho kéo dài có thể làm tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.
Có hai cơ chế chính giải thích cho hiện tượng này:
1. Cơ chế phản xạ bảo vệ: Khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, cơ thể phản ứng bằng cách ho để bảo vệ đường thở khỏi sự tác động có hại của axit.
2. Trào ngược thanh quản: Axit dạ dày trào lên và kích thích cổ họng, gây ra các cơn ho. Đây là hiện tượng trào ngược axit qua thanh quản. Khi axit tiếp xúc trực tiếp với dây thanh âm và cổ họng, có thể gây ra các triệu chứng như khàn tiếng, viêm họng, hoặc viêm amidan kéo dài.
Ở trẻ em bị trào ngược dạ dày nghiêm trọng, lượng thức ăn và axit trào ngược tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển, làm tổn thương cổ họng. Khi đó, để chống lại tác nhân gây bệnh, các biểu mô ở đường hô hấp sẽ tiết ra chất nhầy bảo vệ cổ họng, gây ra ho kèm theo đờm ở trẻ.
TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY GÂY HO Ở TRẺ EM
Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho ở trẻ em. Những trường hợp ho mãn tính do trào ngược có thể kèm theo hoặc không có các triệu chứng điển hình. Các triệu chứng trào ngược dạ dày gây ho ở trẻ em thường gặp bao gồm:
- Ợ nóng.
- Cảm giác nóng rát ở cổ họng.
- Đau cổ họng.
- Khó chịu dạ dày sau khi ăn.
- Ợ hơi.
- Khó thở.
- Đau lưng sau khi ăn.
- Buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn.
BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY Ở TRẺ EM CÓ GÂY HO MẠN TÍNH KHÔNG?
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể gây ra ho mãn tính. Khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và kích thích cổ họng, điều này dẫn đến các cơn ho kéo dài. Ở trẻ em, ho mãn tính do trào ngược dạ dày thường xảy ra sau khi ăn, đặc biệt khi trẻ nằm xuống hoặc trong khi ngủ.
Một số dấu hiệu cho thấy ho mãn tính có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em bao gồm:
- Ho nhiều vào ban đêm hoặc ngay sau bữa ăn.
- Ho nhiều hơn khi trẻ nằm xuống.
- Ho dai dẳng không có nguyên nhân rõ ràng như khói thuốc lá, nhiễm trùng hô hấp hoặc tác dụng phụ của thuốc (bao gồm các chất ức chế men chuyển ACE).
- Ho không kèm theo hen suyễn hoặc chảy dịch mũi sau.
ĐIỀU TRỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY Ở TRẺ EM
Dưới đây là các phương pháp điều trị giảm trào ngược axit dạ dày ở trẻ em và trẻ sơ sinh được áp dụng hiệu quả:
1. Phương pháp thay đổi lối sống cho trẻ sơ sinh:
- Cho trẻ nằm đầu cao sau khi bú để giúp giảm tình trạng trào ngược, trong khoảng 30 phút sau mỗi bữa bú hoặc ăn.
- Chia nhỏ bữa bú/ăn, cung cấp cho trẻ lượng thức ăn nhỏ hơn và chia thành nhiều bữa trong ngày để tránh quá tải dạ dày.
- Nếu cần thiết, thử cho trẻ ăn thức ăn đặc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện triệu chứng.
2. Phương pháp thay đổi lối sống cho trẻ lớn:
- Nâng cao đầu giường khi trẻ ngủ.
- Giữ trẻ đầu cao sau ăn ít nhất 30 phút sau mỗi bữa ăn.
- Chia nhỏ bữa ăn thay vì ba bữa lớn; nhiều bữa ăn nhỏ giúp giảm áp lực lên dạ dày.
- Hạn chế thực phẩm gây trào ngược có hàm lượng chất béo cao, thực phẩm chiên, đồ ăn cay, đồ uống có gas và caffeine.
- Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể dục đều đặn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm trào ngược.
3. Phương pháp điều trị bằng thuốc:
Khi tình trạng trào ngược nghiêm trọng hoặc không cải thiện bằng biện pháp thay đổi lối sống, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:
- Thuốc giảm tiết acid như Esomeprazole.
- Thuốc tráng niêm mạc dạ dày như Phosphalugel.
4. Phương pháp phẫu thuật:
Phẫu thuật tiêu chuẩn và hiệu quả để điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ là phương pháp Fundoplication. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu, giúp thắt chặt và củng cố lại cơ vòng thực quản dưới, phần trên của dạ dày sẽ được quấn quanh bên ngoài vùng thực quản.
CÁCH NGĂN NGỪA CƠN HO DO TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY
Việc thay đổi lối sống có thể giúp giảm hoặc giải quyết các triệu chứng và tình trạng ho mãn tính do trào ngược dạ dày. Các biện pháp này bao gồm:
- Tránh các thực phẩm làm triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn: Hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có thể kích thích trào ngược axit như thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ hoặc có tính axit cao.
- Chia nhỏ bữa ăn: Ăn nhiều bữa nhỏ hơn và thường xuyên hơn, thay vì ăn một bữa lớn.
- Quản lý cân nặng: Giảm cân nếu trẻ đang thừa cân, nhằm làm giảm áp lực lên dạ dày.
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá: Tránh khói thuốc có thể làm tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ: Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp theo dõi và quản lý tình trạng bệnh hiệu quả. Bác sĩ có thể cung cấp tư vấn về chế độ ăn uống và lối sống phù hợp, giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ.
Những thay đổi lối sống này có thể giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ và giảm tình trạng ho hiệu quả. Việc theo dõi và quản lý chặt chẽ tình trạng trào ngược dạ dày là rất quan trọng, để tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Giải pháp chăm sóc sức khỏe liên tục theo hướng dẫn của bác sĩ là chìa khóa giúp duy trì sự phát triển toàn diện cho trẻ. Đặt lịch khám tại Bệnh Viện Đa Khoa Medic Bình Dương để được tư vấn và kiểm tra cột sống. bạn có thể liên hệ trực tiếp qua số hotline 0915.045.115 hoặc truy cập trang web https://medicbinhduong.vn/ để được tư vấn.
Xem thêm