DỊCH CÚM GIA CẦM NHÓM A LÀ GÌ?
Giữa lúc đại dịch Viêm đường hô hấp cấp tính do chủng virus Corona mới gây ra đang là mối quan tâm và đe dọa lớn nhất trong lịch sử loài người tính đến thời điểm hiện tại, thì Dịch cúm gia cầm thuộc nhóm A lại có nguy cơ bùng phát và đe dọa đến sự sống.
Cúm gia cầm ở người là bệnh truyền nhiễm do virus có thể lây nhiễm không chỉ cho chim, mà cả con người và các động vật khác. A/H5N1 là dạng cúm gia cầm phổ biến nhất, nó có thể gây chết cho chim và dễ dàng ảnh hưởng đến con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, H5N1 được phát hiện lần đầu tiên ở người vào năm 1997 và đã giết chết gần 60% người mắc bệnh.
NGUYÊN NHÂN GÂY CÚM GIA CẦM
Có ba loại cúm gia cầm chính, bao gồm H5 (A/H5N1), H7 (A/H7N9) và H9. Trong đó, các tiểu loại H5 và H7 là nguy hiểm nhất, và các tiểu loại H9 sẽ ít nguy hiểm hơn..
Mặc dù có một số loại dịch cúm gia cầm, nhưng H5N1 là virus cúm gia cầm đầu tiên lây sang người gây bệnh cúm gia cầm hay còn gọi là cúm chim (tên tiếng Anh Bird flu hoặc avian influenza), ca mắc bệnh đầu tiên được phát hiện tại Hồng Kông vào năm 1997. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát dịch này là do các vấn đề liên quan đến xử lý gia cầm bị nhiễm bệnh chưa thực hiện tốt
Hầu hết các bệnh liên quan đến cúm gia cầm đã được báo cáo ở các nước châu Á - nơi có nhiều người tiếp xúc gần gũi với trang trại gia cầm.
PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN CÚM GIA CẦM SANG NGƯỜI
Virus H5N1 có vật chủ chính là quần thể chim hoang dã (chủ yếu là vịt trời) và gia cầm (vịt, gà tây, gà, ngan, ngỗng). Virus có thể lây truyền qua người khi tiếp xúc với dịch mũi họng, phân gia cầm bệnh, bụi và đất. Chợ trời và các địa điểm bán trứng và chim trong điều kiện đông đúc và mất vệ sinh, chính là nơi dễ nhiễm bệnh và có thể truyền bệnh sang cộng đồng đông dân cư.
Vi rút có thể lây truyền qua không khí (qua các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp của gia cầm bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm) hay qua ăn uống (nước, thực phẩm nhiễm vi rút...) và tiếp xúc với dụng cụ và đồ vật nhiễm vi rút.
Người bệnh có thể bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh qua chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn gia cầm và các sản phẩm của giam cầm bệnh chưa được nấu chính hoặc chế biến không hợp vệ sinh. Do đó, thức ăn từ gia cầm và trứng cần được nấu chin hoàn toàn ở nhiêt độ trên 74 độ C.
TRIỆU CHỨNG CỦA DỊCH CÚM GIA CẦM Ở NGƯỜI
- Sốt trên 38°C, có thể có rét run.
- Ho, thường ho khan, ít gặp triệu chứng viêm long đường hô hấp trên, khó thở, thở nhanh, tím tái.
- Nghe phổi thấy có ran nổ, ran ẩm, nhịp tim nhanh, đôi khi có sốc.
- Các triệu chứng khác: đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, rối loạn ý thức, suy đa tạng.
- X quang phổi: tổn thương thâm nhiễm lan tỏa một bên hoặc hai bên tiến triển nhan.
- Xét nghiệm công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CÚM GIA CẦM
Hiện nay, các nước vẫn đang tích cực nghiên cứu Vaccine phòng ngừa bệnh cúm gia cầm ở người. Các Vaccine ngừa bệnh cúm hiện nay như FluMist chỉ có tác dụng phòng ngừa các bệnh cúm thông thường và chưa được chứng minh có thể hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng chống bệnh cúm gia cầm hoặc Covid-19.
Hiện có 2 loại thuốc kháng vi rút Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir (Relena) đang được sử dụng để điều trị H5N1 ở người. Cần phải điều trị càng sớm càng tốt trong vòng 48 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.
» Dùng các thuốc hạ sốt chống viêm Corticosteroid, kháng sinh.
» Hồi sức hô hấp.
» Điều trị suy đa tạng (nếu có).
» Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CÚM GIA CẦM Ở NGƯỜI
» Không ăn, giết mổ gia cầm và các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín.
» Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tốt nhất nên thực hiện đúng các bước rửa tay theo hướng dẫn của Bộ y tế.
» Không vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
» Khi có biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
» Che miệng khi ho hoặc hắt hơi, bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy. Sau đó vứt vào thùng rác để tránh lây nhiễm. Vệ sinh khi ho, súc miệng họng bằng nước muối sinh lý, sau khi chẩn đoán mắc cúm cần cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác và cộng đồng
» Giữ khoảng cách an toàn ( >1m ) và tránh tiếp xúc với người nhiễm khuẩn hô hấp cấp; mang khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người có nguy cơ cao mắc cúm như bệnh viện, bến xe, siêu thị,..
» Tăng cường tập thể dục, ăn uống điều độ, nhiều rau xanh và trái cây giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu có các dấu hiệu nêu trên, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ tầng G tại bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Người thân hoặc những người khác đã tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng có thể được kê đơn thuốc kháng virus để phòng ngừa bệnh, ngay cả khi họ không bị bệnh.
Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương luôn tự hào là một trong những bệnh viện hàng đầu tai Bình Dương với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị hiện đại, dịch vụ tư vấn, khám chữa bệnh chuyên nghiệp, và luôn không ngừng phát triển giúp bệnh nhân có môi trường khám chữa bệnh lịch sự, văn minh, an toàn, và tiệt trùng tối đa. Medic luôn mong muốn được “Trao cho bạn điều quý giá nhất.”
Xem thêm