LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG LÀ GÌ? TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

09/08/2024 | 161 |
0 Đánh giá

Lạc nội mạc tử cung là một căn bệnh phụ khoa phổ biến nhưng lại khó chẩn đoán sớm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ thì có 1 người mắc bệnh, nhưng việc phát hiện thường mất từ 3 đến 11 năm do các triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như khó mang thai và thậm chí vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG LÀ GÌ?

Lạc nội mạc tử cung là khi các mô giống như lớp niêm mạc bên trong phát triển ở bên ngoài hoặc ngay tại tử cung, thường là trên các cơ quan khác bên trong khung chậu hoặc khoang bụng. Các khối u lạc nội mạc tử cung có thể sưng lên và chảy máu, giống như cách niêm mạc bên trong tử cung hoạt động hàng tháng. Điều này dẫn đến đau bụng và chảy máu bên trong khung chậu.

Thuật ngữ "nội mạc tử cung" đề cập đến lớp niêm mạc bên trong tử cung. Nếu không có thụ thai, lớp niêm mạc này sẽ phát triển và bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt.

Khối lạc nội mạc cổ tử cung có thể dẫn đến một số vấn đề như:

  • Làm tắc ống dẫn trứng khi khối u bao phủ hoặc làm tổn thương buồng trứng. Máu bị kẹt trong buồng trứng có khả năng tạo thành u nang.
  • Viêm (sưng tấy), đau bụng nhiều khi hành kinh.
  • Hình thành mô sẹo và kết dính (loại mô có khả năng liên kết các cơ quan với nhau). Mô sẹo này là nguyên nhân gây đau vùng chậu và khiến người bệnh khó thụ thai
  • Các vấn đề về ruột và bàng quang.

CÁC LOẠI LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG

Dựa trên vị trí khởi phát của bệnh, có ba loại lạc nội mạc tử cung chính:

Tổn thương phúc mạc bề ngoài: Đây là loại phổ biến nhất. Bạn sẽ thấy xuất hiện tổn thương trên màng bụng – là một màng mỏng che phủ mặt trong ổ bụng, các tạng trong bụng và khoang chậu.

U nội mạc tử cung (tổn thương buồng trứng): Những u nang sẫm màu, chứa đầy chất lỏng này hình thành sâu trong buồng trứng của người bệnh. Chúng có thể làm hỏng các mô khỏe mạnh xung quanh.

Nội mạc tử cung xâm nhập sâu: Loại này phát triển dưới phúc mạc và gây tổn thương đến các cơ quan gần tử cung, chẳng hạn như ruột hoặc bàng quang. Khoảng 1 – 5% phụ nữ gặp tình trạng này.

DẤU HIỆU LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG

Mỗi người có triệu chứng lạc nội mạc tử cung khác nhau. Mặc dù một số phụ nữ có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng những người khác có thể có các dấu hiệu từ trung bình đến nặng.

Biểu hiện của bệnh bao gồm:

  • Đau: Đây là triệu chứng phổ biến nhất mà ai cũng trải qua. Phụ nữ bị mắc bệnh phải đối mặt với nhiều loại cơn đau khác nhau, gồm:
  • Đau bụng kinh: Cơn đau có thể trở nên nặng dần hơn theo thời gian.
  • Đau mạn tính vùng lưng dưới và xương chậu.
  • Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục
  • Đau ruột.
  • Đau khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện trong thời kỳ kinh nguyệt. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn sẽ thấy máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu.
  • Đau chân: Lạc nội mạc tử cung có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh kết nối với háng, hông và chân, khiến bạn khó đi lại. Bạn có thể đi khập khiễng hoặc phải nghỉ ngơi thường xuyên.
  • Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Các vấn đề về dạ dày (tiêu hóa) bao gồm tiêu chảy, táo bón, đầy bụng hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.

Nhiều phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, bạn phải đi khám phụ khoa hàng tháng (6 tháng một lần) để kiểm soát và phát hiện bệnh sớm.

NGUYÊN NHÂN GÂY LẠC NỘI MẠC TRONG CƠ TỬ CUNG

Mặc dù nguyên nhân chính xác của lạc nội mạc tử cung vẫn chưa được xác định rõ ràng, các nhà nghiên cứu cho rằng các nguyên nhân sau đây có thể dẫn đến lạc nội mạc tử cung:

  • Dòng kinh chảy ngược: Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Mô kinh nguyệt chảy ngược qua ống dẫn trứng và lắng đọng trên các cơ quan vùng chậu, sau đó sinh sôi và phát triển.
  • Yếu tố di truyền: Vì bệnh có tính chất gia đình nên bệnh có khả năng di truyền qua gen.
  • Các vấn đề về hệ thống miễn dịch: Hệ miễn dịch bị lỗi sẽ không nhận ra và phá hủy các mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung.
  • Nội tiết tố: Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể tăng cao được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung.
  • Phẫu thuật: Một số thủ thuật vùng bụng, chẳng hạn như mổ lấy thai hoặc cắt bỏ tử cung dễ khiến các mô nội mạc tử cung hình thành và phát triển.

AI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH?

Có thể xảy ra lạc nội mạc ở tử cung ở bất kỳ phụ nữ nào có kinh nguyệt, nhưng nó phổ biến hơn ở phụ nữ trong độ tuổi 30 đến 40.

Bạn có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cao hơn nếu:

  • Chưa bao giờ có con
  • Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
  • Có chu kỳ kinh nguyệt ngắn (dưới 27 ngày)
  • Có tiền sử gia đình (mẹ, cô, chị, em gái) bị lạc nội mạc cổ tử cung
  • Đang bị một vấn đề sức khỏe ngăn chặn dòng chảy bình thường của máu kinh ra khỏi cơ thể trong kỳ kinh nguyệt.

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Khoảng 40% phụ nữ không có khả năng mang thai đã được chẩn đoán mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu tin rằng viêm nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến chất lượng của noãn hoặc tinh trùng, khiến chúng khó di chuyển. Viêm dính cũng có thể làm tắc vòi tử cung, ngăn chặn quá trình thụ thai.

Đau do lạc nội mạc tử cung không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số phụ nữ phải nhận được chăm sóc sức khỏe tâm thần do trầm cảm, lo âu, nghỉ làm và nghỉ học do hành kinh.

Bên cạnh đó, lạc nội mạc tử cung làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư biểu mô tuyến.

ĐIỀU TRỊ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG

Hiện tại, chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh lạc nội mạc tử cung, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Các phương pháp bao gồm:

  • Dùng thuốc: Thuốc chống viêm, thuốc giảm đau hoặc thuốc nội tiết.
  • Phẫu thuật: Cắt bỏ các khối lạc nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật cắt tử cung trong trường hợp bệnh nặng.

PHÒNG NGỪA LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG

Bạn không thể ngăn ngừa lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nồng độ hormone estrogen trong cơ thể bằng cách:

  • Nhờ bác sĩ tư vấn về các phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố, chẳng hạn như thuốc viên, miếng dán hoặc vòng tránh thai nội tiết.
  • Tập thể dục thường xuyên (tối thiểu 4 giờ/tuần) để duy trì tỷ lệ phần trăm chất béo trong cơ thể thấp. Kết hợp tập thể dục và giảm lượng chất béo sẽ giúp giảm nồng độ estrogen trong cơ thể.
  • Tránh uống nhiều rượu: Các nghiên cứu đã chứng minh rượu làm tăng nồng độ estrogen. Do đó, bạn không nên uống nhiều hơn 1 ly mỗi ngày.
  • Hạn chế thức uống chứa caffeine: Dung nạp nhiều hơn một loại đồ uống có chứa caffeine mỗi ngày, đặc biệt là soda và trà xanh, có thể làm tăng nồng độ estrogen.

BỆNH CÓ GÂY UNG THƯ KHÔNG?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạc nội mạc tử cung có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:

Hen suyễn, dị ứng và nhạy cảm với hóa chất.

Các bệnh tự miễn, khi hệ miễn dịch của cơ thể không chỉ chống lại bệnh tật mà còn tấn công chính các tế bào của cơ thể, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng, lupus ban đỏ và một số dạng suy giáp.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính và đau cơ xơ hóa.

Một số loại ung thư, bao gồm ung thư buồng trứng và ung thư vú.

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG CÓ HẾT SAU MÃN KINH KHÔNG?

Đối với hầu hết phụ nữ, các triệu chứng đau do lạc nội mạc tử cung thường giảm đi rõ rệt sau khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Nguyên nhân là do khi cơ thể ngừng sản xuất hormone estrogen, sự phát triển của u nội mạc tử cung cũng chậm lại. Tuy nhiên, một số phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh vẫn có thể gặp phải các triệu chứng của bệnh.

Nếu các triệu chứng của bạn vẫn tiếp diễn sau khi mãn kinh, điều quan trọng là bạn nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nhằm mục tiêu chăm sóc sức khỏe sản phụ khoa toàn diện cho phụ nữ, BVĐK Medic Bình Dương cung cấp các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị các bệnh lý phụ khoa. Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu và cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống máy móc tiên tiến, cam kết mang lại hiệu quả tối ưu trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Để đặt lịch thăm khám và điều trị, liên hệ qua số hotline: 0915.045.115 hoặc truy cập website https://medicbinhduong.vn/ để được tư vấn.


(*) Xem thêm:

Bình luận