ĐỀ PHÒNG SỰ LÂY LAN CỦA DỊCH BỆNH DO CÚM A/H1N1

06/04/2020 | 1445 |
0 Đánh giá

Lần gần đây nhất WHO công bố đại dịch là năm 2009 với dịch cúm A/H1N1, sau khi các nhà nghiên cứu phát hiện một chủng cúm chưa từng xuất hiện trước đó trong cơ thể người. Đó là virus cúm A/H1N1 gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính cúm A/H1N1. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lan nhanh trong cộng đồng. Khác với cúm mùa thông thường, virus cúm A/H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Chủng virus cúm A/H1N1 được phát hiện lần đầu vào tháng 4-2009 tại Mỹ và nhanh chóng lây lan khắp thế giới. Hai tháng sau, WHO đã công bố bùng phát đại dịch cúm toàn cầu. Sau khi đại dịch này chính thức chấm dứt vào tháng 8-2019, cúm A/H1N1 được coi là bệnh cúm mùa thông thường và đã có thuốc, vaccine phòng ngừa. CDC ước tính, Mỹ đã ghi nhận gần 61.000 ca nhiễm và gần 12.500 ca tử vong do cúm H1N1, trong khi thế giới có đến 575.400 người tử vong vì đại dịch này.

 

Virus cúm A/H1N1 lây truyền như thế nào?

 

» Virus cúm lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi, nói chuyện từ những người bị cúm. Người khỏe mạnh cũng có thể lây truyền virus cúm do chạm vào bề mặt, vật dụng có virus cúm, sau đó chạm lại vào mũi hoặc miệng.

» Tương tự như virus SARS-CoV-2 gây ra dịch Covid-19, virus H1N1 có thể tồn tại trên bề mặt bên ngoài môi trường như sàn nhà, tay nắm cửa,... nhưng với thời gian ngắn hơn nhiều (2-8 giờ so với 72 giờ). Bệnh nhân bị nhiễm H1N1 có thời gian ủ bệnh đến 3 ngày, so với 14 ngày của SARS-CoV-2. Do đó, khả năng lây lan của H1N1 có phần dễ kiểm soát hơn dịch bệnh Covid-19.

 

Triệu chứng

 

  • Sốt trên 38 độ C và kèm theo cảm giác ớn lạnh.
  • Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức cơ, suy nhược cơ thể.
  • Đau họng, ho khan.
  • Hắt hơi, nghẹt và sổ mũi, khó thở.
  • Buồn nôn, nôn và tiêu chảy
  • Ở những bệnh nhân bị cúm nặng, phổi có dấu hiệu tổn thương dẫn tới suy hô hấp như khó thở hoặc thở nhanh.
  • Xuất hiện biến chứng thứ phát như: Viêm xoang do bội nhiễm, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
  • Đối với những người bệnh mắc bệnh mãn tính như tim mạch, máu, phổi,... thì bệnh tiến triển nặng hơn.

 

Điều Trị

 

» Phần lớn các trường hợp cúm, bao gồm cả bệnh cúm H1N1, chỉ điều trị để giảm triệu chứng.

» Các loại thuốc kháng virus Oseltamivir (Tamiflu) và zanamivir (Relenza) có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, nhưng virus cúm có thể phát triển kháng. Để giảm khả năng kháng thuốc, các thuốc này chỉ được dùng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao bị biến chứng, có nhiều bệnh nền.

 

Nên làm gì khi bị nhiễm virus cúm

 

Khi đã bị nhiễm, người bệnh cần phải nghỉ ngơi, uống nhiều nước và sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt và tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc. Quan trọng nhất, người bệnh cần thực hiện những biện pháp cách ly để tránh lây lan cho người khác.

 

Phòng ngừa cúm A/H1N1 như thế nào?

 

Hiện tại đã có vaccine phòng ngừa cúm A/H1N1. Vaccine giúp ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh và bảo vệ cộng đồng. Khi có dịch, nên rửa tay thường xuyên và đúng cách, che miệng khi ho và hắt hơi và hạn chế ra khỏi nhà,.

 

 


(*) Xem thêm:

Bình luận